Các mẫu máy bán hàng đặc biệt này được tung ra gần đây và thu hút sự chú ý của rất nhiều người, bởi những gì chúng muốn bán cho họ.


1. Chiếc máy bán salad này là ý tưởng của Luke Saunders, 27 tuổi ở Chicago, Mỹ. Nó được nạp đầy vào 10 giờ sáng mỗi ngày, với các loại salad và đồ ăn nhẹ, sản xuất ngay tại địa phương. Số thực phẩm còn thừa vào cuối ngày sẽ được quyên tặng cho một tổ chức hỗ trợ người vô gia cư.



2. Chiếc máy bán ống hút ma túy này đã gây tranh cãi lớn ở Toronto, Canada, khi người ta cho rằng đây là hoạt động cổ vũ việc sử dụng chất gây nghiện. Tuy nhiên, theo lý giải của tổ chức phi lợi nhuận, những người đã đưa vào vận hành chiếc máy, họ làm vậy để ngăn người dùng sử dụng các loại ống hút thủy tinh dễ vỡ, gây đứt tay và khiến việc lây lan HIV trở nên khó lường. Theo đó, mỗi chiếc ống được bán với giá 25 cent và vào thứ 5 mỗi tuần, người ta sẽ bổ sung loạt ống mới.



3. Có tên gọi là Kindle Kiosk, chiếc máy bán hàng mới của Amazon khiến nhiều người thích thú. Nó có đủ mặt hàng chuyên về thiết bị đọc sách của hãng từ chiếc Kindle Fire HDX 379 USD đến bộ phận sạc Kindle Power 20 USD. Kể từ khi chính thức vận hành vào tháng 11 năm ngoái, rất nhiều chiếc Kiosk đã được lắp đặt, ở các khu mua sắm hay sân bay.

4. Nhật Bản luôn là quốc gia sở hữu nhiều loại máy bán hàng độc đáo, và mới đây nhất là chiếc máy chuyên bán áo nịt ngực tại Tokyo. Đây là thiết bị do hãng Wacoal tung ra, đi kèm cùng những mẫu áo ngực không dây "Fun Fun Weak" của họ. Giá của một chiếc áo như vậy là 2.940 yen, tức là khoảng 30 USD.



5. Thay vì sử dụng tiền như các loại máy bán hàng khác, thiết bị có tên Swap-O-Matic này hoạt động dựa trên việc trao đổi các món đồ và cả "danh dự" của người dùng. Để sử dụng máy, bạn cần đăng ký một địa chỉ email trên màn hình cảm ứng của Swap-O-Matic, đóng góp một vật dụng nào đó để có "credits" và dùng "credits" thu được để đổi lấy vật phẩm khác. Không có ai giám sát ở đây, ngoại trừ một hệ thống "gắn cờ" những người giao dịch xấu để ngăn chặn việc lạm dụng cỗ máy này.



6. Ý tưởng về một máy bán sách từ người phụ nữ có tên Dana Clarke rất được hoan nghênh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 USD để mua một cuốn sách cũ và hãy ủng hộ thêm một cuốn sách khác cho mọi người. Số tiền thu được sẽ dành để ủng hộ chương trình xóa mù chữ và xây dựng trường học ở châu Phi. Clarke đã triển khai chiến dịch vận động của mình với những chiếc máy màu xanh lá ở khắp các trạm xe lửa, xe buýt và bệnh viện tại Canada.

7. Chiếc máy bán bánh kẹp thịt Burritobox đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện tại West Hollywood, CA, Mỹ với tông màu cam nổi bật. Tuy khách hàng không thể tùy chỉnh hoàn toàn cho chiếc bánh của họ, vẫn có tới 5 loại burrito để lựa chọn. Mỗi chiếc được bán với giá 3 USD, bán kèm thêm nước sốt với giá 65 cent.


8. Vào năm 1997, họa sĩ Clark Whittington ở North Carolina, Mỹ đã biến một chiếc máy bán thuốc lá cũ thành một máy bán tranh tự động. Mô hình này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều họa sĩ và hiện đã có khoảng 100 thiết bị như vậy trên khắp nước Mỹ. Nhiều bảo tàng nghệ thuật như Whitney Museum of American Art ở New York cũng lắp đặt chiếc máy có tên Art-O-Mat này.



9. Nhằm khuyến khích người dân và cả du khách đạp xe an toàn, chính quyền Boston đã cho lắp đặt các máy bán mũ bảo hiểm tự động ở 14 địa chỉ khác nhau trong thành phố. Khách hàng có thể chọn mua hay thuê những chiếc mũ này với giá rất phải chăng. Hiện dự án vẫn đang trong giai đoạn thí điểm và nó có thể được nhân rộng hơn nữa, nếu cho thấy có hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp.



10. Chiếc máy bán hàng lego tự động ở Munich có thể xem là cứu cánh tuyệt vời cho các bậc phụ huynh, để giữ con họ khỏi chạy loạn trong nhà chờ. Ngoài ra, những bộ xếp hình bắt mắt cũng giúp cho hành trình dài của các bé khỏi nhàm chán. Theo đó, có rất nhiều mẫu mã khác nhau được nhà sản xuất đặt trong cỗ máy, đủ để đảm bảo mang đến những mô hình mới mẻ cho các khách hàng nhí.

Read More
Partner Tech, hiện đang là đối tác kinh doanh thật sự của bạn trong lĩnh vực POS, đã triển khai máy bán hàng SP-800 và SP 820 lõi kép 1.8 GHz nhằm đáp ứng các xu hướng hiện nay vừa nâng cao hiệu suất vừa hiệu quả chi phí.

Thiết kế vỏ hộp bằng nhôm thanh lịch và đẹp mắt, máy bán hàng SP-800 mang lại hiệu suất hệ thống và độ tin cậy nhờ đó các sản phẩm của máy POS Partner Techmáy bán hàng SP-800 series là một bộ xử lý trung tâm lõi kép ATOM D525 hiệu quả năng lượng, cung cấp năng lượng cần thiết để chạy các ứng dụng bán hàng tiêu hao nhiều năng lượng như hiện nay. Vẫn tuân theo truyền thống thạt sự của Partner Tech, máy bán hàng SP-820 bao gồm nhiều mô đun có thể kết nối dễ dàng bao gồm đầu đọc RFID, đầu đọc thẻ IC, đầu đọc thẻ mã vạch từ tính, máy chấm công, và các giải pháp hiển thị thứ hai. Với chân tường tiện lợi và góc nghiêng lớn, đơn giản danh sách bán hàng cứ tiếp tục như thế!

Được thiết kế từ cơ sở lên đến chi tiết nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của các hệ thống bán hàng POS và các chủ sở hữu kinh doanh có mối quan tâm về giá cả như hiện nay, máy bán hàng Partner tech SP-800 thật sự có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu này.

Tính năng đặc biệt của dòng máy pos SP-800 cảm ứng, lõi kép:
  • Bộ xử lý lõi kép Intel Atom D525 1.8 GHz.
  • Hỗ trợ bộ nhớ DDR3 lên đến 4 GB.
  • Kết cấu đúc bằng nhôm.
  • Thiết kế tin cậy với công nghệ không có cánh quạt.
  • Thiết kế mô đun linh hoạt.
  • Bảng điều khiển trực diện IP65 chống bụi bẩn.
  • Chân tường tiện lợi và góc nghiêng lớn.
  • Ít tiêu thụ năng lượng xanh.
  • Hỗ trợ két đựng tiền kép.

Máy bán hàng Partner Tech POS
Read More
Màn hình cảm ứng ngày càng phổ biến trên hầu hết thiết bị di động cao cấp như smartphone, tablet. Dù được trang bị lớp kính cường lực bảo vệ, nhưng nỗi lo trầy xước màn hình gây mất thẩm mỹ vẫn luôn thường trực. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mách nhỏ với bạn đọc một số mẹo “làm sạch” vết xước màn hình cảm ứng.

Kem đánh răng
Từ lâu, kem đánh răng đã được coi là phương án đơn giản và nhanh chóng nhất để khắc phục những vết trầy xước trên mặt đĩa CD, VCD hay màn hình kính. Chỉ cần thoa chút kem lên đầu tăm bông hoặc vải mềm và lau nhẹ trên màn hình theo đường tròn nhiều lần, sau đó lau sạch bằng vải mềm thấm nước là có thể loại bỏ những vết xước nhỏ và nông.


Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là chỉ sử dụng loại kem đánh răng dạng gel mịn, không nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa các hạt cát mịn hay hạt nhỏ hoặc bất cứ loại hóa phẩm khác có thể gây phản tác dụng.

Đất hiếm hay còn gọi là Cerium oxit
Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ, nhưng các vết xước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy khi nghiêng màn hình hoặc nhìn ở góc độ hẹp vẫn khiến khả năng hiển thị của màn hình cảm ứng bị ảnh hưởng.



Trong trường hợp này, chất Cerium oxit (còn gọi là đất hiếm) thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại để làm mịn và sáng bóng các bề mặt thủy tinh tỏ ra hữu dụng. Cách sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần nghiền nhỏ Cerium oxit thành dạng bột mịn rồi hòa vào nước để tạo thành dung dịch bùn quánh. Sử dụng khăn mềm khô thấm dung dịch và lau lên khu vực bị xước vài lần, sau đó làm sạch màn hình bằng khăn mềm khô sẽ loại bỏ được những vết xước nhỏ này.

Baking Soda (còn gọi là muối nở)
Muối nở khá dễ kiếm khi thường được bán tại các hiệu thuốc và cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, có tác dụng làm xốp và mềm bánh. Ngoài ra, khi pha muối nở với nước, dung dịch này còn có thể loại bỏ những vết trầy xước trên mặt kính.
Cách làm đơn giản với hai phần muối và một phần nước trộn đều đến khi đặc quánh. Dùng vải mềm, sợi nhỏ thấm đẫm và lau nhẹ trên màn hình theo vòng tròn nhiều lần. Các vết trầy xước sẽ dần bị loại bỏ.

Dầu thực vật
Giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, không thể chữa lành các vết xước lớn và sâu trên màn hình. Bôi lượng nhỏ dầu thực vật lên khu vực bị xước và xoa đều, các vết xước nhỏ sẽ mờ dần và gần như không thể nhìn thấy. Nhược điểm của phương pháp này là khó lau sạch lượng dầu còn lại trên màn hình cảm ứng.

Bảo vệ màn hình
Hầu hết người dùng smartphone hay tablet cảm ứng đều sử dụng miếng dán kính bảo vệ màn hình cho dù miếng dán này làm giảm khả năng cảm ứng của thiết bị. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hữu hiệu nhất, trong khi khả năng cảm ứng vẫn hoạt động khá trơn tru.

Hạn chế chơi game sẽ giúp màn hình cảm ứng của smartphone và tablet bền hơn. Các thao tác lướt, nhấn tay quá lực cũng khiến màn hình cảm ứng của smartphone, tablet bị tổn hại phần nào.
Cách vệ sinh màn hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của màn hình. Chỉ sử dụng khăn mềm sợi nhỏ cùng dung dịch tẩy rửa màn hình, không sử dụng cồn và loại khăn sợi to để tránh xước và giảm độ nhạy cảm ứng.
Read More
Màn hình cảm ứng được sử dụng trong máy vi tính hoặc các thiết bị cầm tay thông minh. Thiết bị này bao gồm: một màn hình hiển thị và một lớp cảm ứng phía trên bề mặt để thay thế cho chuột máy vi tính

Màn Hình Cảm Ứng LCD - Posiflex



Màn hình cảm ứng là một loại màn hình hiển thị có thể nhận diện cử chỉ chạm từ tay người dùng hoặc bút stylus. Ban đầu màn hình cảm ứng được thiết kế và sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ như: hệ thống các máy ATM, thiết bị đầu cuối bán lẻ, hệ thống định vị xe hơi, màn hình y tế và các bảng điều khiển công nghiệp.

Ngày nay, màn hình LCD cảm ứng đã trở nên rất phổ biến trên mọi thiết bị điện tử, thiết bị cầm tay sau khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Màn hình cảm ứng trở nên phổ biến như vậy bởi nó là  một trong các loại giao diện người dùng dễ sử dụng và trực quan nhất, nó cho phép người dùng có thể điều khiển thiết bị điện tử chỉ bằng cách chạm vào các biểu tượng và đường dẫn trên màn hình.

Nguyên lý hoạt động: Có ba thành phần chính trong công nghệ màn hình cảm ứng:

1. Cảm biến cảm ứng: Đây là một bề mặt phẳng hoặc cong (thường là phẳng) có khả năng nhận diện cảm ứng. Cảm biến cảm ứng hiện có 3 loại chính xây dựng trên những công nghệ khác nhau: cảm ứng điện trở, cảm ứng sóng âm bề mặt và cảm ứng điện dung.

2. Bộ điều khiển: thiết bị chuyển đổi sự thay đổi giá trị cảm biến thành các tín hiệu mà các thiết bị có thể nhận diện.

3. Phần mềm: ứng dụng giúp truyền lại các thông tin từ cảm biến do bộ điều khiển phát tới các bộ phận xử lý trên smartphone, tablet, máy vi tính.

Lịch sử công nghệ màn hình cảm ứng

Những năm 1960

Theo các nhà nghiên cứu thì màn hình cảm ứng điện dung đầu tiên được phát minh bởi EA Johnson tại Trung tâm Radar Hoàng gia Malvern, Anh vào khoảng thời gian 1965 – 1967. Bản báo cáo đầy đủ về công nghệ này được Johnson công bố vào năm 1968.

Những năm 1970

Năm 1971, Tiến sĩ Sam Hurst phát minh ra cảm biến “Elograph” – đây là sản phẩm được coi là bước tiến lớn của công nghệ cảm biến đã được Industrial Research đánh giá là một trong một trăm các sản phẩm công nghệ của năm 1973.

Đến năm 1974, lần đầu tiên màn hình cảm ứng kết hợp cùng một bề mặt trong suốt đã ra đời, đây là quá trình nghiên cứu bởi Sam Hurst và Elographics. Sản phẩm này được đăng ký bằng sáng chế công nghệ màn hình cảm ứng dựa trên công nghệ điện dung.

Năm 1977, Siemens tài trợ cho Elographics nhằm sản xuất ra màn hình cảm biến cong đầu tiên mang thương hiện AccuTouch. Mẫu AccuTouch đầu tiên rất khó sản xuất, song vẫn được coi là một thành tựu “cảm biến cảm ứng” quan trọng.

Năm 1980

Năm 1983, công ty sản xuất máy tính, Hewlett-Packard giới thiệu HP-150, một máy vi tính với công nghệ màn hình cảm ứng POS. HP-150 đã được xây dựng với mạng lưới các tia hồng ngoại nằm ở mặt trước của màn hình để phát hiện chuyển động ngón tay. Tuy nhiên, các bộ cảm biến hồng ngoại này hút bụi nên cần yêu cầu làm sạch thường xuyên.

Năm 1990

Thập niên 90 là thập niên chứng kiến nhiều thiết bị di động sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Năm 1993, Apple phát hành Newton PDA, thiết bị nhận dạng chữ viết và IBM phát hành điện thoại thông minh đầu tiên được gọi là Si-môn. Vào năm 1996, Palm gia nhập thị trường PDA và công nghệ tiên tiến màn hình cảm ứng.

Những năm 2000

Năm 2002, Microsoft ra mắt phiên bản cảm ứng cho Windows XP: Windows XP Tablet Edition và bắt đầu tham gia vào thị trường cảm ứng.

Rồi đến năm 2007, Apple giới thiệu iPhone chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên được yêu thích nhất đã ra đời làm thay đổi các tương tác của người dùng với các thiết bị công nghệ.




Read More

Thiết bị POS tất cả trong một Partner Tech PT-6215

Máy Bán Hàng Pos Partner Tech PT-6215




Máy bán hàng POS Partner Tech PT-6215 bao gồm những gì mà một cài đặt thông thường sẽ truyền tải xuyên qua đỉnh của quầy hàng trong một thiết bị nhỏ gọn. Máy bán hàng PT-6215 được thiết kế với tiền đề tiết kiệm không gian, thiết thực và hiệu quả chi phí và rõ ràng là máy bán hàng này vận hành theo đúng tên gọi của mình.


Với một đầu đọc từ tính, hiển thị khách hàng và máy in hóa đơn Epson, máy bán hàng Partner Tech PT-6215 thật sự là một thiết bị tất cả trong một. Màn hình cảm ứng LCD 15’’ đặt tại một góc nghiêng tiện lợi có thể dễ dàng xem và dễ dàng sử dụng. Một hệ thống quản lý cáp giúp cáp đường truyền nằm dưới máy bán hàng PT-6215, giữ cho thiết bị gọn gàng sạch sẽ đồng thời tiết kiệm không gian quý giá của quầy. Các mô đun Wifi và RFID tùy chọn tăng thêm dung lượng hệ thống không giây của máy POS PT-6215 làm cho máy này trở thành một thiết bị toàn diện nhất tât cả trong một trên thị trường. Hiện có giải pháp RAID 1.

Các tính năng:
  • Thiết bị POS tất cả trong một.
  • PT-6215 : Intel Atom N270 @ 1.6 GHz / 512k L2 cache.
  • PT-6215EB : Intel Atom D525 @ 1.8 GHz / 1M L2 cache.
  • Màn hình cảm ứng TFT tích hợp 15’’.
  • Đầu đọc mã vạch từ tính.
  • Màn hình hiển thị khách hàng 2x20 VFD tích hợp.
  • Máy in hóa đơn.

360° View Partner Tech PT-6215 POS all in one


Read More