Màn hình cảm ứng ngày càng phổ biến trên hầu hết thiết bị di động cao cấp như smartphone, tablet. Dù được trang bị lớp kính cường lực bảo vệ, nhưng nỗi lo trầy xước màn hình gây mất thẩm mỹ vẫn luôn thường trực. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mách nhỏ với bạn đọc một số mẹo “làm sạch” vết xước màn hình cảm ứng.

Kem đánh răng
Từ lâu, kem đánh răng đã được coi là phương án đơn giản và nhanh chóng nhất để khắc phục những vết trầy xước trên mặt đĩa CD, VCD hay màn hình kính. Chỉ cần thoa chút kem lên đầu tăm bông hoặc vải mềm và lau nhẹ trên màn hình theo đường tròn nhiều lần, sau đó lau sạch bằng vải mềm thấm nước là có thể loại bỏ những vết xước nhỏ và nông.


Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là chỉ sử dụng loại kem đánh răng dạng gel mịn, không nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa các hạt cát mịn hay hạt nhỏ hoặc bất cứ loại hóa phẩm khác có thể gây phản tác dụng.

Đất hiếm hay còn gọi là Cerium oxit
Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ, nhưng các vết xước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy khi nghiêng màn hình hoặc nhìn ở góc độ hẹp vẫn khiến khả năng hiển thị của màn hình cảm ứng bị ảnh hưởng.



Trong trường hợp này, chất Cerium oxit (còn gọi là đất hiếm) thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại để làm mịn và sáng bóng các bề mặt thủy tinh tỏ ra hữu dụng. Cách sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần nghiền nhỏ Cerium oxit thành dạng bột mịn rồi hòa vào nước để tạo thành dung dịch bùn quánh. Sử dụng khăn mềm khô thấm dung dịch và lau lên khu vực bị xước vài lần, sau đó làm sạch màn hình bằng khăn mềm khô sẽ loại bỏ được những vết xước nhỏ này.

Baking Soda (còn gọi là muối nở)
Muối nở khá dễ kiếm khi thường được bán tại các hiệu thuốc và cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, có tác dụng làm xốp và mềm bánh. Ngoài ra, khi pha muối nở với nước, dung dịch này còn có thể loại bỏ những vết trầy xước trên mặt kính.
Cách làm đơn giản với hai phần muối và một phần nước trộn đều đến khi đặc quánh. Dùng vải mềm, sợi nhỏ thấm đẫm và lau nhẹ trên màn hình theo vòng tròn nhiều lần. Các vết trầy xước sẽ dần bị loại bỏ.

Dầu thực vật
Giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, không thể chữa lành các vết xước lớn và sâu trên màn hình. Bôi lượng nhỏ dầu thực vật lên khu vực bị xước và xoa đều, các vết xước nhỏ sẽ mờ dần và gần như không thể nhìn thấy. Nhược điểm của phương pháp này là khó lau sạch lượng dầu còn lại trên màn hình cảm ứng.

Bảo vệ màn hình
Hầu hết người dùng smartphone hay tablet cảm ứng đều sử dụng miếng dán kính bảo vệ màn hình cho dù miếng dán này làm giảm khả năng cảm ứng của thiết bị. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hữu hiệu nhất, trong khi khả năng cảm ứng vẫn hoạt động khá trơn tru.

Hạn chế chơi game sẽ giúp màn hình cảm ứng của smartphone và tablet bền hơn. Các thao tác lướt, nhấn tay quá lực cũng khiến màn hình cảm ứng của smartphone, tablet bị tổn hại phần nào.
Cách vệ sinh màn hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của màn hình. Chỉ sử dụng khăn mềm sợi nhỏ cùng dung dịch tẩy rửa màn hình, không sử dụng cồn và loại khăn sợi to để tránh xước và giảm độ nhạy cảm ứng.
Read More
Màn hình cảm ứng được sử dụng trong máy vi tính hoặc các thiết bị cầm tay thông minh. Thiết bị này bao gồm: một màn hình hiển thị và một lớp cảm ứng phía trên bề mặt để thay thế cho chuột máy vi tính

Màn Hình Cảm Ứng LCD - Posiflex



Màn hình cảm ứng là một loại màn hình hiển thị có thể nhận diện cử chỉ chạm từ tay người dùng hoặc bút stylus. Ban đầu màn hình cảm ứng được thiết kế và sử dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ như: hệ thống các máy ATM, thiết bị đầu cuối bán lẻ, hệ thống định vị xe hơi, màn hình y tế và các bảng điều khiển công nghiệp.

Ngày nay, màn hình LCD cảm ứng đã trở nên rất phổ biến trên mọi thiết bị điện tử, thiết bị cầm tay sau khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.

Màn hình cảm ứng trở nên phổ biến như vậy bởi nó là  một trong các loại giao diện người dùng dễ sử dụng và trực quan nhất, nó cho phép người dùng có thể điều khiển thiết bị điện tử chỉ bằng cách chạm vào các biểu tượng và đường dẫn trên màn hình.

Nguyên lý hoạt động: Có ba thành phần chính trong công nghệ màn hình cảm ứng:

1. Cảm biến cảm ứng: Đây là một bề mặt phẳng hoặc cong (thường là phẳng) có khả năng nhận diện cảm ứng. Cảm biến cảm ứng hiện có 3 loại chính xây dựng trên những công nghệ khác nhau: cảm ứng điện trở, cảm ứng sóng âm bề mặt và cảm ứng điện dung.

2. Bộ điều khiển: thiết bị chuyển đổi sự thay đổi giá trị cảm biến thành các tín hiệu mà các thiết bị có thể nhận diện.

3. Phần mềm: ứng dụng giúp truyền lại các thông tin từ cảm biến do bộ điều khiển phát tới các bộ phận xử lý trên smartphone, tablet, máy vi tính.

Lịch sử công nghệ màn hình cảm ứng

Những năm 1960

Theo các nhà nghiên cứu thì màn hình cảm ứng điện dung đầu tiên được phát minh bởi EA Johnson tại Trung tâm Radar Hoàng gia Malvern, Anh vào khoảng thời gian 1965 – 1967. Bản báo cáo đầy đủ về công nghệ này được Johnson công bố vào năm 1968.

Những năm 1970

Năm 1971, Tiến sĩ Sam Hurst phát minh ra cảm biến “Elograph” – đây là sản phẩm được coi là bước tiến lớn của công nghệ cảm biến đã được Industrial Research đánh giá là một trong một trăm các sản phẩm công nghệ của năm 1973.

Đến năm 1974, lần đầu tiên màn hình cảm ứng kết hợp cùng một bề mặt trong suốt đã ra đời, đây là quá trình nghiên cứu bởi Sam Hurst và Elographics. Sản phẩm này được đăng ký bằng sáng chế công nghệ màn hình cảm ứng dựa trên công nghệ điện dung.

Năm 1977, Siemens tài trợ cho Elographics nhằm sản xuất ra màn hình cảm biến cong đầu tiên mang thương hiện AccuTouch. Mẫu AccuTouch đầu tiên rất khó sản xuất, song vẫn được coi là một thành tựu “cảm biến cảm ứng” quan trọng.

Năm 1980

Năm 1983, công ty sản xuất máy tính, Hewlett-Packard giới thiệu HP-150, một máy vi tính với công nghệ màn hình cảm ứng POS. HP-150 đã được xây dựng với mạng lưới các tia hồng ngoại nằm ở mặt trước của màn hình để phát hiện chuyển động ngón tay. Tuy nhiên, các bộ cảm biến hồng ngoại này hút bụi nên cần yêu cầu làm sạch thường xuyên.

Năm 1990

Thập niên 90 là thập niên chứng kiến nhiều thiết bị di động sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng. Năm 1993, Apple phát hành Newton PDA, thiết bị nhận dạng chữ viết và IBM phát hành điện thoại thông minh đầu tiên được gọi là Si-môn. Vào năm 1996, Palm gia nhập thị trường PDA và công nghệ tiên tiến màn hình cảm ứng.

Những năm 2000

Năm 2002, Microsoft ra mắt phiên bản cảm ứng cho Windows XP: Windows XP Tablet Edition và bắt đầu tham gia vào thị trường cảm ứng.

Rồi đến năm 2007, Apple giới thiệu iPhone chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên được yêu thích nhất đã ra đời làm thay đổi các tương tác của người dùng với các thiết bị công nghệ.




Read More